Return to site

Bạch quả có tác dụng trừ độc, rất tốt cho trí não

Cây bạch quả là một loại thảo dược có tác dụng hữu ích cho sức khỏe, ngoài ra còn dùng để làm đẹp, làm thực phẩm nấu ăn bổ dưỡng

· Dược liệu,Tin Tức

Cây bạch quả là một loại thảo dược có tác dụng hữu ích cho sức khỏe, ngoài ra còn dùng để làm đẹp, làm thực phẩm nấu ăn bổ dưỡng. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về loại cây này qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm của bạch quả

Cây bạch quả còn có tên gọi khác trong dân gian là công tôn thụ hay ngân hạnh, áp cước tử,....Cây bạch quả có tuổi thọ lâu đời, là cây thân gỗ, tán rộng, rễ dài bám sâu vào lòng đất.

broken image

Theo thầy thuốc Lý Quảng An trong đông y, quả của cây bạch quả dùng để làm thuốc. Quả bạch quả có kích thước nhỏ, hình tròn giống như quả mận, thịt bên trong màu vàng, vị hơi ngọt đắng, mùi hơi khó chịu giống mùi bơ bị khét. Trong thực phẩm, hạt bạch quả rang đã loại bỏ bột giấy rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, Nhật Bản,

Lá cây bạch quả hình quạt, có nhiều gân. Loại lá này thường được chiết xuất thành các sản phẩm chức năng làm đẹp, hỗ trợ trí nhớ dưới dạng viên nang hoặc trà.

Công dụng của bạch quả đối với sức khỏe

Trong Đông y, bạch quả có tính ấm, vị ngọt đắng, có độc, có công dụng ôn phế ích khí, liễm suyễn thấu ( chữa ho hen), súc tiểu tiện, chỉ đới trọc, trừ đàm, tiêu độc sát trùng, giải độc rượu.Cuốn Điển niên bản thảo Vân Nam xuất bản năm 1436 còn ghi lá bạch quả điều trị vết loét, tiêu chảy, bổ tim phổi.

Những bài thuốc bắc chứa bạch quả thường dùng cho những đối tượng lao phổi, hen suyễn, di tinh di niệu, khí hư bạch đái. Người dùng có thể sắc hãm, nướng rang, nấu hầm bạch quả để dễ ăn và giảm nguy cơ tác dụng phụ xảy ra.

Trong Tây y, bạch quả đã được nghiên cứu lâm sàng và ứng dụng rộng rãi và được dùng như một loại thảo có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Những tác dụng bạch quả được nhắc đến nhiều nhất:

  • Hỗ trợ tuần hoàn máu, tăng cường trí nhớ, cải thiện tinh thần, giảm âu lo, giúp tập trung cao độ, giảm triệu chứng tâm thần phân liệt,
  • Hỗ trợ thị lực cho người mắc bệnh tiểu đường, giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, ù tai mất thăng bằng.
  • Giảm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, đau lưng,... ở phụ nữ khi đến kì kinh nguyệt.

Có thể bạn chưa biết: Vị thuốc quế chi có tác dụng gì

Liều lượng sử dụng, thân trọng khi sử dụng bạch quả

Y học cổ truyền coi bạch quả là một vị thuốc, nên đưa ra chỉ định liều lượng sử dụng cụ thể: mỗi ngày chỉ dùng 4-9g bạch quả. Bạch quả thường được phối hợp với các vị thuốc bắc khác thành những bài thuốc sắc uống hoặc hoàn tán.

Bạch quả có nhiều công dụng hữu ích thật đấy nhưng người dùng cũng cần thận trọng một số điều sau đây:

  • Không dùng hạt bạch quả sống vì hạt sống dược tính mạnh hơn nhưng đồng nghĩa độc tính cũng nhiều hơn.
  • Không được ăn bạch quả quá nhiều trong thời gian ngắn.
  • Không nên dùng bạch quả cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú vì dễ gây tác dụng phụ như mụn nhọt, lở loét,... năng hơn có thể dẫn đến động kinh
  • Những đối tượng bị rối loạn đông máu, thuốc chống tiểu cầu hoặc liệu pháp chống đông máu hoặc người dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bệnh nhân trầm cảm,... cần được sự cho phép của bác sĩ mới được dùng bạch quả.
  • Sau khi dùng bạch quả mà không may xảy ra một vài tác dụng phụ như: bị dị ứng da, đau đầu, tim đập nhanh, co rút gân, bứt rứt khó chịu, khó thơt, rối loạn tiêu hóa hay táo bón, nôn mửa thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để khám chữa. Hoặc nhẹ thì sắc uống ngay 125 g cam thảo hoặc 63 g vỏ quả bạch quả.

Một số bài thuốc từ bạch quả

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh thành phần của bạch quả bao gồm protein, carbohydrate, axit, lipid, ginkgenic...; Còn là thì có chứa tritecpenid, flavonoid. Các bài thuốc đông y thường được bào chế từ quả và lá cây bạch quả như:

  • Bài thuốc cắt cơn hen suyễn bao gồm sắc uống tất cả các vị: Bạch quả (đập vỡ) 16g,cam thảo sống 8g, ma hoàng 8g, hạnh nhân 12g,  hoàng cầm 8g, khoản đông hoa 12g, bán hạ chế 12g, vỏ rễ dâu 12 g, tô tử 12 g.
  • Bài thuốc chữa bạch đới khí hư ra nhiều, tiểu rắt, đau tức bụng sườn,...:  bạch quả 12 g, đậu ván trắng 63g, lõi thân và cành hướng dương 16 g đem sắc lấy nước, thêm ít đường đỏ rồi uống
  • Bài thuốc chữa mộng tinh:Dùng liên tiếp 4 đến 7 ngày, mỗi ngày đồ chín 3 hạt bạch quả bằng hơi rượu rồi ăn.
  • Bài thuốc cho phụ nữ bị suy nhược cơ thể: Hầm bạch quả nhân 10g với thịt gà 100g, hạt sen 10g, rượu trắng 30 ml. Phụ nữ suy nhược cơ thể nên bồi bổ món này 1 đến 2 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa lao phổi: ngâm bạch quả trong dầu thảo mộc 100 ngày. Sau đó lấy ra ăn, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một quả, dùng từ 1 đến 3 tháng.
  • Bài thuốc chữa viêm họng hạt, viêm mũi dị ứng: sắc mạch đông, ngọc trúc, sa sâm bỏ bã, lấy nước rồi nấu với bạch quả hạnh nhân và thịt lợn. Khoảng 2 - 3 ngày ăn một lần món ăn này.

Tóm lại, ngoài tác dụng bổ não, cải thiện trí nhớ, công dụng hữu hiệu hỗ trợ sức khỏe khác của bạch quả đã được chứng minh qua những thử nghiệm lâm sàng. Hiện nay, bạch quả được ứng dụng rộng rãi y học, thực phẩm, mỹ phẩm.